Tĩnh tâm các thầy DCCT

“Cái Có”, “Cái Là” và “Cái Với”


(Danh giá, trình độ và trung tín)

1. “Cái có”

- Thế giới ngày nay là thế giới của khoa học, khoa học mang lại nhiều “cái có”
- Cái có giúp cho cuộc sống được dễ dàng hơn : có nhà, có xe, có tiền, có máy móc… cuộc sống được thanh thản hơn nhiều. G. Marcel định nghĩa cái có là cái ở bên ngoài mình và không trực tiếp gắn liền với sự thăng tiến hay suy giảm phẩm chất của cuộc đời. Có điểm cao, có lời khen, có địa vị, có tiền bạc… những điều ấy trực tiếp làm cho đời mình giỏi hơn, tốt hơn, hoàn hảo hơn.
- Cái có ra như có khả năng giải quyết nhiều vấn đề thật mau chóng. Thật ra, ngày nay, người ta biến cái “huyền nhiệm” năm sâu trong cuộc đời con người thành những “vấn đề” bên ngoài, những vấn đề ở đằng trước hành trình cuộc đời mình. Khi đó, những vấn đề có thể được gỉai quyết do một ai khác, bằng một cái có nào đó…Thế là người ta rơi vào ảo tưởng : có tiền mua tiên cũng được.
- Cái có xâm chiếm thế giới cái là. Ngày nay, đôi khi một thứ dầu gội đầu, hoặc một thứ dép Bittis cũng có thể làm cho người ta “tự tin” hơn.
+ Đây là thế giới mất căn tính : người thợ, làm ra cái bàn, đem bán lấy tiền, mua những đồ dùng khác… Khi người ta đặt hết nền tảng đời mình vào cái có, thì có lúc cuộc đời đó trở nên trống rỗng, vì mất cái có, vì cảm nhận ra sự trống rỗng của cái là, …và người ta tự tử…
- Gabriel Marcel nói : người nào quá thiên về phạm trù có, sẽ giảm thiểu hoặc đánh mất cái là.
- Làm linh mục, dĩ nhiên đó không phải là có thêm một cái gì đó. Những ai biến chức linh mục thành cái có, thì người đó sẽ thấy cuộc đời linh mục có nhiều điều kiện để sống dễ dàng, thanh thản hơn : “từ thuốc Mai, Chúa nâng con lên hàng thuốc Jet”. Nhưng chắc chắn đời sống linh mục ấy sẽ suy giảm cái là.
* Trình độ thì có thực chất và đáng quy trọng hơn danh giá

2. Cái là

- Hai đứa học sinh, cùng dốt như nhau, cùng copy bài như nhau, cùng được điểm 10 như nhau. Một đứa thì khoái chí, đó là đứa chỉ biết cái có; đứa kia thì mắc cở, đây là đứa biết nhận ra sự quan trọng của cái là.
- Triết học nhắc nhở người ta về ý nghĩa chân chính của cuộc đời; nhắc nhở về phẩm tính của cái là, phẩm tính của hiện hữu người.
- Cái là giúp ta tìm được một căn bản tự tại trong chính bản thân mình, để mình có thể vững vàng trước những biến động hời hợt của cái có. Những lời khen chê, những thành công hay thất bại không có tầm quan trọng quyết định cho cuộc đời mình nữa, nhưng chính phẩm chất thực sự của mình mới là điều quan trọng.
- Ai biết nhận ra cái là của mình, người ta sẽ tìm được nẻo đường thăng tiến thực sự trong hiện hữu của mình.
- Khi tôi để ý đến phẩm chất đời linh mục của tôi, chứ không phải là những địa vị danh giá hão huyền, thì người ấy sẽ thăng tiến trong phẩm chất linh mục (ở bình diện con người)
- Để đi từ thế giới “cái có” sang thế giới “cái là”, người ta cần lột bỏ một thứ mặt nạ giả hình ở cấp độ một.
3. Cái với
- Nhưng có nhiều điều ở bình diện xã hội vốn là “cái là”, thì trong bình diện tình yêu, cũng như trong bình diện đức Tin, lại chỉ là cái có.
- tôi tài thực sự chứ không phải là nhờ danh tiếng, tôi đạo đức thực sự chứ không phải là do chức tước, tôi tốt lành thực sự chứ không phải chỉ là ảo tưởng… nhưng so với bình diện bản thân, tất cả những điều ấy lại chỉ là cái có, và vẫn có thể bị mất đi, trong khi bản thân của tôi vẫn còn đấy.
- Nếu tôi đi vào tình yêu, đi vào đức Tin với những tài năng, đạo đức thật của tôi, thì đó vẫn là một sự đổi chác của người không biết yêu.
- Ở đây, cần một sự lột bỏ mặt nạ một lớp nữa, để nhận ra con người của mình, bản thân trần trụi nhưng đang quí trọng của mình trước mặt Chúa.
- Và ở đây, xuất hiện chiều kích đặc biệt của Kitô giáo : sống với Chúa, theo quy luật : khi tôi yếu là lúc tôi mạnh
* Trung tín quan trọng hơn trình độ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top