Chia sẻ : Phát triển đời sống tâm linh


1. Ý nghĩa chung của sự sống đức Tin


Sách thánh mặc khải cho chúng ta một thứ tôn giáo của tương quan hiện sinh; không phải là một sự hoà đồng trong bản tính, đưa đến một sự hoà tan vào nhau. Tương quan hiện sinh chân chính không do ngất trí, không do xuất thần, không do sự bộc phát của tình cảm, nhưng được hình thành do quá trình lịch sử, được đan bện do những sự kiện cụ thể. Kitô giáo và đạo Sách thánh nói chung là đạo của những sự kiện, những sự kiện cụ thể đan bện lại thành nên một bề dày nghĩa tình.

Đáng tiếc là chiều kích lịch sử ấy ít nhiều bị quên lãng, trong một thời gian khá dài, người kitô hữu đến với Chúa theo một thứ tu đức học dựa theo cấp độ siêu thoát. Cho đến Vatican II, Giáo hội mới tìm lại được chiều kích lịch sử, tìm lại một nền thần học lịch sử; và cũng từ đó, dần dần Giáo hội tìm lại được phẩm chất đức tin như một tương quan hiện sinh.

Cuộc trở về này làm sáng lên hai khía cạnh quan trọng, một là khía cạnh tín lý, trong đó, ý nghĩa Cánh chung trở thành trọng tâm của mọi nền thần học; và khía cạnh khác là khía cạnh luân lý, trong đó chiều kích đức Cậy trở thành nền tảng quan trọng.

Đức Cậy không còn chỉ được hiểu như là sau này được vào hưởng Nước Thiên đàng, nhưng là sống gắn bó với Chúa trong hành trình lịch sử đời mình. Chiều kích đức Cậy làm cho đời sống đức Tin, nói chung, đặt chân xuống đất, đặt nền tảng của tất cả đời sống đức Tin trên dòng đời trôi nổi của sự sống thật, lộ diện những con người thật và cũng lộ diện một Thiên Chúa đến với con người trong tương quan ngã vị sống động; lộ diện một đời sống tâm linh có phẩm chất của một thứ “trọng lượng hữu thể” trên những sự kiện và diễn tiến của một “nhiệm cục cứu độ”.

Nói một cách khái quát, sống đức Tin là sống cuộc đời mình như một lịch sử ơn cứu độ; trong đó, bản thân của mỗi người tín hữu được trao ban cho Chúa trong một quá trình, và cũng đón nhận được chính bản thân Chúa trong một quá trình. Thực sự con người chỉ là chính mình trong dòng lịch sử, và Chúa cũng xuất hiện cho con người như thế, nghĩa là trong dòng lịch sử. Như thế, tương quan ngã vị như là nét đặc trưng của Sách Thánh không thể thành hình trên một sự ngẫu hứng hay một thứ “cú sét ái tình” mà là một hành trình thực sự, trên những sự kiện thực sự của đời sống con người.

2.1. Nối kết với cuộc đời thật

- Kant cho thấy tri thức của con người thuộc về một dạng đặc biệt, khác với kiểu tri thức của Chúa. Dạng tri thức của Chúa là tri thức uyên nguyên, dạng tri thức của con người là tổng hợp, tổng hợp giữa “mô thức”, là những ý niệm trong tâm trí, và “chất thể” là những kinh nghiệm thật, gắn liền với giác quan...

- Quả thật, chúng ta nhận ra, khi những ý niệm “liêng liêng” được đổ đầy bằng kinh nghiệm, bằng thực tại của cuộc sống thật, chúng ta tìm thấy sự hiện diện phập phồng của sự sống,  nhận ra được sức sống trong cuộc đời mỉnh.

Td : lời cầu nguyện phát xuất từ cuộc sống/ một ý lễ được đổ đầy bằng những sự kiện của cuộc đời thật/

* Cần nối kết với cuộc đời thật của chính mình, của thế giới, của anh chị em… trong kinh nguyện; viết nhật ký thiêng liêng, đó là một phương thức tốt để ta sống lịch sử cuộc đời mình dưới ánh sáng đức Tin.

2.2. Tìm lại xác tín thật

- Phân biệt cho rõ “cái chân” và “cái thật” : cái “chân” hiểu là những chân lý khách quan có tính phổ quát; cái “thật” hiểu là những xác tín “chủ quan”, như là những dữ kiện “đổ dầy” cho chân lý khách quan. Cái “chân” là cái “chúng tôi tin”; cái “thật” là cái “tôi tin”.

Đức Tin Kitô giáo có một phẩm chất đặc biệt, được khẳng định xuyên suốt lịch sử Giáo hội, đó là có thể hoà hợp được với lý trí. Tuy vậy, đức Tin không phải là “duy lý” nghĩa là có thể xuất phát hoàn toàn từ lý trí hiểu biết; và đức Tin cũng không phải là “duy tín”, nghĩa là chỉ cần tin mà không cần hiểu biết. Đức Tin là ân ban của Chúa, được thể hiện ra trong một “hành trình đi về” giữa việc chân thành đón nhân những chân lý do Chúa mạc khải, được Giáo hội xác nhận, và những xác tín do lương tâm trong mỗi con người.

Trong “hành trình đi về” này, chiều hướng chính yếu vẫn là khả năng quyết định của mỗi người như một chủ thể. Cũng như một thanh niên không thể xây dựng gia đình chỉ dựa theo quyết định của cha/mẹ; cũng như người chọn đời tu không thể đi tu do áp lực của gia đình, thì người kitô hữu dấn thân vào hành trình đức Tin, đi vào cuộc gặp gỡ với Chúa cũng cần có khả năng dám quyết định để có thể dám tin. Tin chắc chắn không phải là một thái độ ấu trĩ, không phải là một thái độ hèn nhát, dựa dẫm, đoàn lũ. Đức tin là hồng ân Chúa ban, gắn liền với hoa trái của một phẩm chất tinh thần, có khả năng mở rộng chân trời trong hành trình đời người, để con người có thể thể hiện trọn vẹn hơn phẩm chất nhân bản của mình. Tuy nhiên, khả năng quyết định ấy không thể trở thành một thứ ngựa chứng, mà cần có sự khiêm tốn, sự dễ dạy, hoặc nói cách khác là cần có một “lương tri ngay thẳng” để tìm chân lý. Một cách nào đó, lương tri ngay thẳng là giúp con người “đổ đầy” xác tín (chất thể) vào những “mô thể” chân lý mạc khải.

* Thái độ cụ thể : cần tăng khả năng dám nghĩ trong sự trung thực với chính mình; đồng thời với thái độ rộng mở, chờ đợi hồng ân của Chúa để sống những chân lý cứu độ cao vời…

2.3. Đặt mình trong tương quan thật

Thần học về Ba Ngôi sau Vatican II cho ta một hướng nhìn khác trước đây : mối tương quan cá vị với mỗi Ngôi vị trong Ba ngôi…

Ở đây chúng ta tìm thấy một ưu điểm độc đáo của dân tộc Việt Nam : luôn xác định “bầu khí” của mối tương quan cách cách xưng hô : chú – cháu; con – cha; anh – em… Chính điều đó làm cho mối tương quan với Chúa trở nên “hiện sinh” hơn, trở nên chân thật hơn.

Hơn nữa, điều ấy cho thấy rõ hơn trọng tâm của mối tương quan trong tâm hồn dân Việt không đặt ở “cái gì”, “cái thế nào” mà đặt dấu nhấn ở “ai…”

* Ghi nhận : một khuyết điểm lớn trong các bản dịch phụng vụ trong Giáo hội Việt nam hiện nay làm giảm nhẹ mối tương quan ngã vị.

2.4. Cử hành đức Tin trên hành trình cuộc đời thật

Trong “qui chế hiện hữu của con người”, sự sống thật và sống mạnh được thể hiện trong khả năng thể “ý nghĩa nội tâm” trong “chất liệu” nhiều tính vật chất. Người nào yêu và thể hiện tình yêu trong thái độ chăm chỉ, kiên nhẫn làm việc để nuôi gia đình… thì đó là người có sức mạnh của tình yêu thật… Đời sống đức Tin cũng tương tự như vậy, cần được thể hiện trong khả năng : cử hành đức tin trên chất liệu của đời thường.

* Thái độ thực hành : bộc lộ ý niềm tin của mình bằng việc “cử hành đức tin” trong những nghi thức giữa đời thường.

theo truyền thống Sách thánh không phải chỉ là chấp nhận một số chân lý nào đó, nhưng chính yếu và trước tiên hết là đón nhận chính Chúa. Đức tin




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top