Triết học Mác về Con Người,


lý thuyết và thực tiễn


 


1. Những căn bệnh trầm kha trong đời sống đất nước chúng ta :


- tham nhũng trong mọi cấp độ chính quyền,

- bệnh thành tích trong tất cả các tổ chức xã hội,

- tệ nạn xã hội lan rộng khắp nơi và càng ngày càng trầm trọng, cả về số lượng cũng như “chất lượng”,

- tư cách con người của người dân thường trong sinh hoạt hàng ngày trên đường phố càng ngày càng bị mất tư cách …

Có phải tất cả những điều đó chỉ là vấn đề thực tiễn, và điều quan trọng nhất có phải là tìm những giải pháp thực tiễn để đối phó; hay những điều ấy còn bắt nguồn từ chính vấn đề lý thuyết về con người, được chủ trương chính cách thức trong đất nước chúng ta ?



2. Triết học về con người của Marx, hoặc của Engels, hoặc của các nhà tư tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa có đánh mất chiều kích căn bản nào trong bản chất người không ? Ta có thể nhìn vào thực tiễn xã hội hiện nay để nhận ra chiều kích tâm linh có ý nghĩa thực tiễn như thế nào không ?



3. Một nền triết học độc tôn đã hướng dẫn một nền kinh tế chỉ huy, như trong “thời bao cấp”, một cách không thành công; ta có thể hy vọng nền triết học độc tôn ấy sẽ hướng dẫn thành công nền kinh tế thị trường, cùng với đời sống của con người trong nền kinh tế thị trường, vốn có bao nhiêu trạng huống vô cùng phức tạp trong đời sống con người không ?



4. Thực tiễn con người cần tới triết học nào về con người ?

- Con người khẳng định địa vị của mình trong vũ trụ nhờ sự khôn ngoan trổi vượt;

- triết học là linh hồn của sự khôn ngoan con người;

- triết học về con người là “linh hồn” của một hệ thống triết học;

- nhưng thực tiễn của đời sống con người lại chính là thước đo của triết học về con người…

Nhìn vào thực tiễn đời sống con người, ta tự hỏi : nhân loại ngày nay đã đủ sức giải đáp được bài toán “triết học về con người” chưa ?

Nguyễn Trọng Viễn O.P.









Triết học Marx về Con Người, lý thuyết và thực tiễn


1. Sơ lược những nét chính trong học thuyết Marx


Chúng ta biết, chủ đích của học thuyết Marx là nhằm tạo nên một xã hội công bằng. Chủ thuyết ấy được nuôi dưỡng bằng sinh lực của một cảm nhận có tính cách luân lý, cảm nhận về sự lầm than của một tầng lớp người bị bóc lột. Tuy nhiên, đường lối phê bình của Marx lại là một phương pháp có tính khoa học. Chủ đích và động lực của chủ thuyết Marx là những điều rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, điều khác biệt và độc đáo của Marx là những phương pháp phê phán xã hội. Marx rất ghét đường lối trưởng giả, dựa vào những nguyên tắc luân lý đi trước như một tiền đề bất biến, những nguyên lý có từ đời đời, để phê phán xã hội theo kiểu “lên mặt luân lý", "sặc mùi đạo đức". Marx cho rằng thái độ đó là giả dối, không có hiệu năng và chỉ chứng tỏ một sự đầu hàng trước thực trạng mà thôi; bởi vì những kiểu phê phán như thế chỉ là phê phán để phê phán, chứ không phải là một thứ phê phán có khả năng biến đổi xã hội.

Chúng ta đã quá quen với một danh ngôn của Marx : các triết gia đã giải thích thế giới quá nhiều, bây giờ là lúc phải biến đổi thế giới. Châm ngôn ấy vừa diễn tả chủ đích của học thuyết Marx, vừa hé lộ ra một đường hướng thực tiễn, mà chúng ta biết rằng đó là một triết học hướng tới thực tiễn. Có thể nói, tất cả ý nghĩa độc đáo của Marx nằm ở chỗ thực tiễn, chính thực tiễn là nơi cần phải ưu tiên chú ý đến và phải phân tích một cách khoa học chứ không phải dừng lại ở tranh luận trên mây của những ý tưởng, dù là ý tưởng luân lý hay triết học.

Nền tảng của Triết học Mác là thực tiễn. Mác không muốn phê phán xã hội dựa theo những hệ thống lý thuyết, những tranh luận ở cấp độ những nguyên lý “siêu hình”, nhưng muốn khám phá nền tảng vật chất nào đã đưa đến những hệ thống luân lý, những nguyên lý siêu hình nào đó. Triết học Marx muốn phân tích những bất công xã hội bát nguồn từ những lực lượng sản xuất rồi đến những tương quan sản xuất… rồi một khí hạ tầng cơ sở được biến đổi, thì những hệ thống tư tưởng thuộc thượng tầng kiến trúc cũng sẽ phải thay đổi theo…

Những qui luật của Marx thường bị tố cáo là một thứ tất định thuyết. Đây là cả một cuộc tranh luận lâu dài… Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa Marx thường nhấn mạnh rằng học thuyết Marx khác hẳn một thứ duy vật thô sơ, duy vật siêu hình, nhưng là một thứ duy vật biện chứng. Tính cách biện chứng ấy làm cho cách thức lý giải vấn đề trở nên linh diệu hơn; tuy nhiên, trong thực tiễn, tính cách ấy lại làm phức tạp hơn rất nhiều… đến độ người ta không còn biết tìm ra đâu là điểm chỉ dẫn thực sự nữa. Lý do là vì, một khi những thượng tầng kiến trúc đã được hình thành thì chính cũng đóng một vai trò không nhỏ…, nó có thể cản trở hoặc thúc đẩy mạnh mẽ hơn tiến trình biến chuyển của quy luật duy vật sử quan. Nghĩa là, một cách chung, thì những yếu tố vật chất là căn bản và có tác dụng chính yếu; nhưng trong trong từng hoàn cảnh, từng thời điểm, có thể chính những yếu tố tinh thần đang chi phối thực tiễn của đời sống con người.

Đối với con người, học thyết Marx chủ trương con người là tổng hoà những mối tương quan xã hội. Do đó, muốn thay đổi con người, người ta cần thay đổi chính cơ cấu xã hội. Một khi cơ cấu xã hội đã đổi, thì con người cũng sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, ở con người cũng có một sự biến thiên phong phú, trong đó, đôi khi những yếu tố chủ quan lại có tác dụng mạnh mẽ.

Trong thực tiễn của đất nước Việt Nam hôm nay, ta thấy một sự lúng túng và rối beng trong việc áp dụng phương thức phân tích khoa học theo đường lối của Marx. Người ta có thể thấy một sự rách nát trong thực tiễn, trong đó, có sự lầm than của nhiều lớp người nghèo, bất công xã hội lan tràn khắp nơi… Thế nhưng, trong hệ thống biện chứng của triết học, người ta vẫn không thể nhận ra đâu là điểm cơ bản cần phải thay đổi, người ta không biết những khủng hoảng ấy là khủng hoảng tất yếu hay chỉ là giai đoạn "quá độ", không biết những khủng hoảng ấy là do những yếu tố của lực lượng sản xuất, tương quan sản xuất hay do những yếu tố tác động của hệ thống thượng tầng kiến trúc, nghĩa là do ảnh hưởng của những tư tưởng sai lạc trong tinh thần con người…

2. Triết học Marx đánh mất chiều kính tâm linh


Nếu phân tích thực tiễn xã hội theo một cách nhìn mang tính Kitô giáo một chút, ta có thể thấy những đường nét căn bản của triết học Marx, đó là sự đánh mất chiều sâu tâm linh, biến mọi sự trở thành khuôn mặt "bèn bẹt" của phẩm chất duy vật… Tâm linh chính là một chân trời rộng mở để những tương tác trong cuộc sống xã hội của con người có thể tìm được "không gian" đủ để thực hiện vận mạng của mình. Triết học Marx quay xuống “bên dưới” để tìm gặp được những nền tảng vật chất, những quy luật vật chất, quy luật của lịch sử… Trong khi đó, Kitô giáo thì lại tìm đường lối hành động "từ bên trên”, từ mạc khải, từ ý muốn của Chúa… Dĩ nhiên, trong Kitô giáo, người ta cũng thấy một thứ có tính cách biện chứng, đó là việc công nhận sự độc lập tương đối của thực tại trần thế….

* Ba tầng thế giới : thế giới con vật, thế giới của tương quan con người theo lý trí, và thế giới của tình nghĩa…

- Trong tầm mức vĩ mô : chủ trương bạn ra bạn, thù ra thù…

- Trong giáo dục : vận hành theo đường lối "dương đức", chứ không tìm được con đường "âm đức".

- Trong đời sống cá nhân, người ta đi tìm sự sung sướng hơn là tìm được hạnh phúc chân thật.

- Trong nghề nghiệp xã hội : không còn ơn gọi và sứ vụ…

- Trong việc hình thành những giá trị nhân bản cho con người, người ta

* Nếu so sánh với Kitô giáo, một cách nào đó, chúng ta thấy rằng Kitô giáo "phân biệt" giữa "sự ác" với "tội". Sự ác chỉ là một thứ "nghiệp chướng" của một thứ quy luật vô ngã mà con người cần can đảm hứng chịu; nhưng Kitô giáo thì lại tìm thấy căn bản của sự ác trong tội, nghĩa là trong sự từ chối tương quan ngã vị, trong sự đánh mất đời sống thân tình với Chúa. Do đó, một cách nào đó, Kitô giáo luôn tìm phải "giải quyết" vấn đề tội lỗi như nguồn cội của sự ác. (Xc. Mc 2, 1-12).

3. Khuynh hướng "toàn trị"


Điều đáng nói là, trong hiện tình đất nước chúng ta, một cơ cấu xã hội hư hoại khiến cho những người muốn sống liêm chính cũng không thể sống nổi, những kiểu làm ăn gian dối lan tràn đến độ người dân không còn có đủ "không gian" để có thể từ thể hiện lòng khao khát hướng thiện của mình. Trong một bầu khí xã hội hư hoại toàn bộ như hiện nay, mỗi người như thể bị giam hãm trong một gian phòng chật chội của những mối tương quan hàng ngang, "bèn bẹt" mà không có được một bầu khí trong lành của chân trời tâm linh để hít thở.

Nguyên nhân là bởi vì học thuyết Marx được triển khai trở thành một thể chế có tính "toàn trị". Những nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa muốn thay đổi toàn diện vận mạng của con người, nên không dừng lại ở một thể chế chính trị, một đường hướng kinh tế, những được triển khai đến mọi chi tiết của cuộc sống con người. Có người nói rằng tất cả những sự xuống cấp của xã hội ngày nay là do một sự phá sản của chương trình hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa….

Tạm Kết


            Nhân loại đã tìm được giải đáp cho bài toán "triết học về con người" chưa ?

            Phải chăng con người là một vận hành đi lên mãi, và điều đó được chứng thực trong chính thực tiễn của đất nước chúng ta ?


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top