Nhân Đức và Sống Đạo

            Thời đại khủng hoảng căn tính
            Thời đại khủng hoảng các giá trị sống.
            Nhân đức trở thành chuyện xa xỉ phẩm ?

1. Con người và lời kêu gọi vươn lên

            Ba cấp độ của đời sống :
- thế giới sinh vật : mạnh được yếu thua
- thế giới con người trong xã hội : thuận mua vừa bán
- thế giới con người trong khát vọng vươn lên : dâng tặng và đón nhận với lòng tri ân

2. Đời sống đức tin và nhân đức

2.1 Ba cấp độ của đời sống tôn giáo
- tính cách “giành giựt” trong tôn giáo cổ xưa ngoài sách Thánh
- tính cách “trao đổi” trong tinh thần Cựu Ước
- Tính cách “tặng không” và mắc nợ nghĩa tình trong Tân Ước,
2.2 Thập điều và giới răn của Chúa Giêsu
- Thái độ sống đức Tin theo kiểu đối phó, so sánh đời mình với thập điều và tìm mức sống trung bình cộng.
- Thái độ sống đức Tin của người sống trong tương quan nghĩa tình : mắc nợ nghĩa tình.
2.3 Lập trường của thánh Thomas
            Theo thánh Thánh Thomas, nguyên lý của luật mới, là chính Tin Mừng của Chúa Giêsu, chính là ơn Chúa Thánh Thần : ‘Yếu tố chính của Luật mới là hồng ân Chúa Thánh Thần, hồng ân này được tỏ lộ trong đức tin hành động qua đức ái” (ST Ia-II, q. 108, a.67)
            Sống đức Tin Kitô giáo không phải sống theo thập điều, nhưng là đón nhận những ân huệ của Chúa Thánh Thần và sống sự phong phú dư dật của sự công chính mới.

 3. Tìm lại các giá trị nhân bản từ lịch sử ơn cứu độ và từ Tin Mừng Đức Giêsu Kitô

            Trong khủng hoảng, con người lại nhận ra được một nhu cầu căn bản : nhu cầu biện minh cho lý do hiện hữu của mình. Ngày nay, hơn lúc nào hết, con người cần khám phá ý nghĩa của cuộc sống, của lựa chọn, của lập trường, của công việc của chính. Cần tìm ra và trình bày cho được ý nghĩa của đời sống đức tin trong sự kết nối với các nhân đức nhân bản Kitô giáo.

Kết luận

            Hai cách cha mẹ khuyên con cái chăm học :
- Học dễ lắm, ráng một chút là được, học đi rồi ba mẹ cho con đi chơi.
- Học khó lắm, nhưng con phải học thì mới có thể giúp cho ba mẹ được.
            Ta chọn cách nào ? ? ?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top