Đức Tin trong đời thường

1. Lòng tin trong đời thường

1.1 Lãnh vực của lòng tin
Trong đời sống con người, có những lãnh vực thiết yếu cần đến lòng tin tưởng của người này với người kia. Xã hội nào cũng có những khái niệm như lời hứa, giao ước, hoặc những giá trị luân lý đòi hỏi con người phải biết tôn trọng “chữ tín”. “Lòng tin” theo nghĩa đời thường, chiếm một phần lớn trong sinh hoạt thường ngày của con người : lập gia đình, đi làm xí nghiệp, chơi với bạn bè… luôn luôn cần có sự can thiệp của lòng tin thì mới sống với nhau được.
Không có lòng tin tưởng vào nhau, xã hội con người sẽ trở nên hỗn độn; người ta sẽ phải sống với nhau trong sự lo sợ, trong thái độ tự vệ, và không thể hình thành được những giá trị văn hoá trong thế giới loài người. Do đó, trong đời thường, xã hội cần có chữ “tín” để cuộc sống thường ngày có thể “xuôi chảy”.
1.2 Lòng tin trong thời đại hôm nay
Tuy nhiên, theo đà phát triển, xã hội càng ngày càng có nhiều tổ chức phức tạp hơn. Những mối tương giao của con người ngày càng chặt chẽ hơn để có thể xây dựng được những công trình lớn; và người ta cảm thấy không thể chỉ đặt nền móng cho những mối liên hệ ấy chỉ bằng một chữ tín bấp bênh. Trong đà tiến của xã hội văn minh người ta có khuynh hướng muốn những gì bấp bênh tuỳ thuộc vào lòng người phải được thay thế bằng một hệ thống luật pháp bên ngoài chặt chẽ hơn. Trong xã hội xưa thì, người ta sống với nhau theo nguyên tắc “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Nguyễn Du). Điều đó vừa có nghĩa là một người có tâm thì đáng quí trọng hơn người có tài; nhưng hơn nữa, điều đó còn có nghĩa là khi người ta có tài lớn thì cũng phải có tâm lớn; để cái tâm có thể bao bọc và hướng dẫn cái tài. Cái “tâm” là một thứ bảo đảm cho cái “tài” được sử dụng tốt. Ngày nay, người ta có thể chứng nhận đơn thuần tài năng của một người (bằng cấp…) mà không cần lưu ý tới tâm của người ấy; và một công ty hay xí nghiệp có thể sử dụng một con người vào một công việc nào đó mà không quá tuỳ thuộc vào cái tâm của người ấy.
Phải chăng ngày nay người không cần đến cái tâm cũng như chữ tín ? Vì những tương quan xã hội cần có sự chắc chắn, nên người ta muốn mọi sự phải được làm hợp đồng theo luật. Ngày nay, trong xã hội quá phức tạp và quá sa sút về đạo lý, thì không ai dám đặt tương lai của mình, dự án của mình, tiền bạc của mình… vào một thứ tương giao bấp bênh của lòng tin. Không ai muốn “nắm đằng lưỡi” trong cuộc chơi ngày hôm nay, và điều đó lan tràn cả đến trong gia đình, trong dòng tu… 
Phải chăng luật pháp có thể thay thế cái tâm để kiểm soát cái tài của con người ? Thật ra, chỉ duy với khoa học hay pháp luật thì không bao giờ người ta có thể kiểm soát được con người một cách đầy đủ. Chữ tín luôn cần thiết, vì sự kỹ lưỡng của máy móc hoặc luật pháp không thể cao tay hơn sự tinh quái của con người. Một khi xã hội không còn chữ tín, sự tinh quái của con người có thể vượt qua mọi sự kiểm soát… Khi mà lòng người không còn những giá trị luân thường bên trong, thì dù xã hội có hệ thông luật pháp (cái bên ngoài) nghiêm minh đến đâu, người ta vẫn có thể luồn lách. Thật ra, tựu trung của mọi sự vẫn là vấn đề “con người”. Một xã hội mà người ta còn tin ở con người là một xã hội “nhân trị”. Ngược lại, một xã hội không còn chữ tín thì chỉ có thể là một xã hội “pháp trị”. Khi nhân trị là chính, người ta vẫn cần tới luật pháp như một tiêu chuẩn khách quan để xử lý nhiều trường hợp tranh chấp, nhưng điều quan trọng vẫn phải luôn luôn là đề cao giá trị đạo đức nội tại nơi cái tâm của mỗi người. Ngược lại, khi  xã hội chỉ được điều hành bằng “pháp trị”, con người bị đẩy vào chỗ bị ngờ vực và chính điều đó sẽ lại làm cho người ta dễ phạm pháp khi có thể. Bầu khí xã hội pháp trị luôn phải là trấn áp, tạo nên thái độ đối phó, và đây là nguyên nhân làm mất đi bao nhiêu giá trị cao quí của phẩm giá con người. Khi mà xã hội bị băng hoại từ bên trong, khi nền móng cương thường đổ nát, thì dù luật pháp có dầy đặc và có “công bằng” đến đâu, thì vẫn có, vẫn thật nhiều nhiều lạm dụng, nhiều mưu mẹo để luồn lách…
Nói chung, ta có thể thấy cuộc sống con người có ba cấp độ của tương quan:
- dưới cùng là tương quan sinh vật : quy luật của xã hội này là mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé. Một xã hội mà mọi người phải chọn thái độ giành giật để sống còn.
- trên một cấp là tương quan xã hội theo luật : quy luật ở đây là thuận mua vừa bán. Người ta cố gắng để sống với nhau như một sự trao đổi sòng phẳng, không ai được quyền bóc lột ai.
- trên cùng là cấp độ tương quan ngã vị của con người với nhau : đây là xã hội sống theo nguyên lý nghĩa tình. Luân thường đạo lý giúp con người có thể có những hành vi trao tặng, có những thái độ biết hy sinh, quên mình…
Nếu một xã hội nào đánh mất cấp độ tương quan ngã vị, xã hội ấy không thể dừng lại ở mức độ công bằng, theo nguyên lý thuận mua vừa bán, nhưng sẽ luôn luôn bị kéo xuống mức độ tương quan giành giật của sinh vật.

2. Phẩm chất của lòng tin trong đời sống con người

2.1 Sống lòng tin là sống tương quan phẩm giá người
Thật ra lòng tin không phải chỉ để có thể ổn định xã hội, không phải chỉ để áp dụng vào chuyện hợp đồng làm ăn. Sâu xa và cao quí hơn, lòng tin còn làm cho phẩm chất của tương quan con người với nhau được nâng lên đúng tầm của phẩm giá con người.
Niềm tin tưởng vào nhau cho thấy con người không bị chi phối hoàn toàn do mối tương tác trực tiếp của thế giới hữu hình, nhưng có khả năng vượt trên mối tương tác trực tiếp, hữu dụng như các sinh vật khác, để mặc lấy được giá trị văn hoá, giá trị nhân văn… Tin nhau, nghĩa là giữ một “khoảng cách” vượt quá mối tương tác trực tiếp có tính thực nghiệm, là giành một “không gian” để mỗi người có thể sử dụng tự do của mình, và điều đó mở đường để mỗi người được mời gọi sống thái độ chủ thể của mình.
Nên nhớ nền luân lý Kitô giáo luôn đề cao thái độ “chủ thể” hơn là những giải pháp bên ngoài. Chẳng hạn Giáo hội không chấp nhận thụ thai nhân tạo, không chấp nhận ngừa thai bằng phương pháp nhân tạo,… và luôn kêu gọi một thái độ tự chủ, thái độ có trách nhiệm như điều căn bản để giải quyết vấn đề. Khi tính chủ thể được phát triển, người ta mới có thể giải quyết mọi vấn đề mà không rớt vào một thứ hạ giá nhân phẩm.
2.2 Tin để sống thú vị như một cuộc chơi
Đời sống ở mức độ con người không gắn liền trực tiếp với thế giới khách thể, nhưng luôn cần một “khoảng cách”, một “không gian” để con người có thể sống với nhau như những chủ thể tự do. Do đó, cuộc đời con người có phẩm chất như một cuộc chơi, tức là vẫn luôn là một cuộc phiêu lưu, để rồi hy vọng tìm lại được sự gặp gỡ thực sự như một món quà mang lại niềm vui oà vỡ. Quả thật, có một nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người và thường bị bỏ quên, đó là nhu cầu chơi. Thú “phiêu lưu” nằm trong khát vọng sâu xa của con người. Khi chơi, con người vượt qua mức độ sinh vật để sống với nhau như những con người tự do, đối sử với nhau như là những chủ thể thực sự. Chỉ khi có một khoảng cách để tin nhau, người ta mới có thể sống tương quan nhân vị như một cuộc chơi, bao hàm niềm vui của một cuộc phiêu lưu.
Ta có thể diễn tả ý nghĩa cuộc đời như một cuộc chơi thế này : giả dụ ta có hai người, một bên là A, một bên là B. Có những cách để AB sống với nhau như sau :
1/ A thống trị B, (hoặc B thống trị A)
2/ A sống đàng A, B sống đàng B, không ai dính dáng đến ai.
3/ A và B sống với nhau, để không rớt vào trường hợp (1/.) hoặc trường hợp (2/.), thì cả hai phải tuân theo một qui định chung, nghĩa là A và B phải theo hai đường thẳng song song vẽ sẵn, giống như một bộ luật.
4/ A và B vẫn có thể sống với nhau mà không có thống trị, không có mạnh ai nấy sống mà cũng không có một bộ luật quy định bên ngoài nào cả; khi mà hai bên biết nhận ra ý của nhau và đáp ứng ý nguyện đó một cách tự nguyện; nghĩa là có một kiểu song song, nhưng đây là song song bay lượn, biến hoá phong phú, ngẫu hứng, thú vị. Chỉ có cách này mới diễn tả đúng nhất cuộc chơi.
Chính khi chơi, con người bước vào một lãnh vực đặc biệt, trong đó, con người giải toả được “noạ tính” của sự vật khỏi đời sống; bộc lộ con người thật của mình, cũng như có khả năng mở ra những chân trời phiêu lưu… Con người khi chơi, đó là sống khát vọng vô biên, sống thái độ dám buông bỏ cái ăn chắc nghèo nàn đã có để tìm một sự phong phú khác.
Ở đây, ta gặp thấy một khía cạnh thiết yếu khác của Kitô giáo, khía cạnh “nghèo”, khía cạnh khát vọng vô biên. Với Kitô giáo, đời sống con người không phải được giải quyết bằng kiểu “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, nhưng được mời gọi dám tung cái chăn rách để tìm được một căn phòng sửa ấm và hơn nữa…
Đặc biệt, trong lãnh vực tương giao nhân thân, khi chơi, con người tìm được chính mình trong một sự gặp gỡ thực sự. Tương quan là sự gặp gỡ giữa hai ngã vị tự do, tự do trong từng giây phút, tự do hiện sinh. Chỉ khi chơi, con người mới tìm được niềm vui oà vỡ; khi mà cuộc phiêu lưu đạt được kết quả gặp gỡ, hiệp nhất, ăn rơ với nhau…

3. Đức Tin Kitô giáo

3.1 Con người chỉ có thể được cứu nhờ tin
Chúa muốn cho con người sống với Chúa như một chủ thể tự do chứ không phải như một xác chết vâng lời. Trong ý nghĩa đó, lòng tin là một “cửa ngõ” thiết yếu, vì tin chính là một hành vi tự do để đi vào ơn cứu độ và tìm thấy được khả năng được cứu thoát. Tuy nhiên, để nhận ra được tầm quan trọng của đức Tin, người ta phải nhận ra mình đang bị ràng buộc bởi cái gì. Để hiểu được điều này, ta cần nhìn lại bối cảnh văn hoá của người Do Thái.
3.1.1 Quan niệm của người Do Thái
Con người ta sinh hoạt trong ba lãnh vực : thần trí, linh hồn, và thân xác (Xc. 1 Tx 5,23). Đây không phải là ba thành phần trong con người, nhưng là ba khía cạnh của một con người toàn diện.
- Linh hồn chính là con người toàn diện xét như có sức sống nội tại, có cảm giác, có suy nghĩ, có tự do, có hồi tưởng…
- Thân xác chính là con người toàn diện trong khía cạnh yếu đuối của con người, tức là con người trong những mối tương quan thông qua thân xác; cụ thể là tương quan với vũ trụ và với tha nhân.
- Thần khí là con người toàn diện trong khía cạnh siêu việt, nghĩa là trong tương quan với Thiên Chúa.
Khi nói con người toàn diện trong khía cạnh tương quan với thân xác chẳng hạn, thì điều đó không phải chỉ giới hạn trong những sinh hoạt gắn liền với thân xác, mà còn ngay cả trong những sinh hoạt phượng tự với Thiên Chúa bị chi phối bởi khía cạnh yếu đuối của con người. Cũng vậy, khi nói con người toàn diện trong khía cạnh thần trí, thì điều đó cũng bao hàm cả những chuyện của thân xác, ăn uống, chiếm hữu của cải, giao tiếp với tha nhân…, nhưng tất cả những điều đó đều được hướng dẫn theo sức mạnh và ý nghĩa của thần trí. Trong vị thế đó, con người tự do lựa chọn và thể hiện vận mạng của mình khi để cho sự sống nội tại (linh hồn) của mình hoặc hứng theo thần trí, hoặc hứng theo thân xác.
3.1.2 Tính giới hạn và sự bế tắc của cách sống “hứng theo xác thịt”
Cuộc sống hứng theo xác thịt, tức là cách ứng xử bình thường của con người : có tiền thì xài, có niềm vui thì hưởng thụ, cố gắng có càng nhiều của cải càng tốt…; sống với tha nhân thì bạn ra bạn thù ra thù, anh chơi xấu tôi thì tôi chơi xấu anh,… Cách sống ấy không thể làm thoả mãn được khát vọng yêu thương, khát vọng hiệp nhất, khát vọng “tứ hải giai huynh đệ”, cũng như không đưa con người đến tầm mức ơn gọi và sứ vụ được. Cách sống ấy đưa con người dần dần lún sâu vào những quy luật khắc nghiệt của cuộc sống đời thường; sự ác xuất hiện dần dần như một mạng lưới “xã hội đen” trói buộc mà con người không thể nào thoát ra được; con người mang vận mệnh “phải chết” và dấu hiệu của sự chết càng ngày càng lấn lướt những dấu hiệu của sự sống.
Với một cái nhìn toàn diện, con người nhận ra mình bị trói buộc trong thế giới “có thời gian” mà lòng thì lại mới khát khao thế giới “không thời gian”. Cũng có thể nói được rằng con người cần phải nhận diện khuôn mặt của Satan, “cha sự gian dối” (Ga 8,44), vẫn đang thống trị trong thế giới và trong cuộc sống cụ thể của con người; và trong tình thế ấy, con người mới được nhắc nhở để nhận ra mình không bao giờ có thể tự cứu được chính mình.
3.1.3 Được cứu nhờ đức Tin
Chính trong cảm nhận ấy, con người mới có thể mở ra một chân trời khác, chân trời của đức Tin và xác nhận mình chỉ có thể được cứu nhờ đức Tin. Tin, trước hết, là thái độ “mở”, thái độ chân nhận sự bế tắc căn bản của cuộc đời và khao khát mở ra một chân trời khác. Lòng tin đời thường đưa đến một thái độ sẵn sàng để bước sang lãnh vực của đức Tin siêu nhiên mà Thiên Chúa tặng ban cho con người. Người Kitô hữu cần hiểu nét căn bản của giáo lý : ơn tha thứ để được cứu độ bao giờ cũng là hồng ân tặng không. Những “công đức” của con người không bao giờ có thể “đổi chác” được ơn tha thứ để được cứu. “Công đức” của con người chỉ là cộng tác với ơn Chúa để hoá giải những hệ luỵ của tội. Nếu không như thế, đời sống đức Tin của người Công giáo sẽ rớt vào thái độ Biệt phái.
3.2 Con người có khả năng đi vào cuộc chơi với Chúa
Đức Tin trong ý nghĩa siêu nhiên cũng bao hàm ý nghĩa sống cuộc đời như một cuộc chơi với chính Chúa. Tin là buông bỏ sự ăn chắc của giác quan, sự ăn chắc của tính toán con người, sự ăn chắc theo qui luật của cuộc sống đời thường, để sẵn sàng chọn Chúa, chọn gỉai pháp của Chúa, là chấp nhận nắm “đàng lưỡi” và để Chúa nắm “đàng chuôi”. Đó là cuộc phiêu lưu cần thiết để có thể tìm được một sự gặp gỡ đúng với phẩm giá con người có tự do, và đúng với phẩm giá của con người được sáng tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Chỉ trong cuộc chơi đó người ta mới tìm được trọn vẹn thành quả của cuộc chơi : niềm vui oà vỡ một cách thú vị và mang lại hạnh phúc thực sự.
Đây là vấn đề rất căn bản trong đức Tin. Chẳng hạn, chúng ta biết đức Tin có hai nội dung : gắn bó với bản thân Chúa và tuân giữ mọi điều Chúa dạy. Giữ luật vì luật hay ho và hợp lý, hay giữ luật vì trung tín với Chúa ?
Nếu sống đức Tin đúng đắn, tức là trước tiên giữ lòng trung tín với chính Chúa thì người tín hữu có thể giữ mọi điều Chúa dạy, chấp nhận đường lối còn bí ẩn của Chúa trong đời mình. Ngược lại, nếu muốn ăn chắc cho mình, người tín hữu sẽ chỉ tin vì những điều Chúa dạy hợp lý, vì những hành động của Chúa trong đời mình mang lại lợi ích…, thì khi người ta gặp những “lời khó nghe”,  khi gặp những điều “khó hiểu”, khi đối diện với thách đố của cuộc đời, người tín hữu ấy sẽ bỏ Chúa.
“Nghe rồi, nhiều môn đệ của Người liền nói : "Lời này chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi ?" 61 Nhưng Đức Giê-su tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông : "Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư ? 62 Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao ? 63 Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống.
64 Nhưng trong anh em có những kẻ không tin." Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. 65 Người nói tiếp : "Vì thế, Thầy đã bảo anh em : không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho." 66 Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa”.(Ga 6, 60-66).
Tin là đón nhận chính bản thân của Chúa, điều đó đôi khi đời người tín hữu phải trải qua một quá trình sống đức Tin, một quá trình được Chúa hướng dẫn trong đức Tin, rồi mới có thể ngộ ra được. Chẳng hạn, chúng ta biết trường hợp đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Khi ngài “hiểu ra” điều chính yếu là chọn Chúa chứ không phải chọn công việc của Chúa, thì ngài được dẫn dắt vào một hành trình mới của đức Tin. Biến chuyển này là một cột mốc để phân biệt một nhà quản trị với một mục tử, một viên chức tôn giáo với một đấng thánh.
3.3 Đức tin trong hành trình Kitô giáo
Đức tin theo truyền thống Kinh Thánh mang một ý nghĩa đặc biệt : sống đời mình như một lịch sử ơn cứu độ. Đức tin là cuộc sống trên mảnh đất đời người chứ không phải mảnh đất linh thiêng cao xa nào… Đức Tin thiết yếu phải được thể hiện trong đời thường, đó chính là hoa trái đặc biệt của đức Tin trong truyền thống Do thái – Kitô giáo. Trong truyền thống đó, có người nói rằng Hôsê là người Israen chân chính nhất, khi ông vâng lệnh Chúa cưới bà Gomer làm vợ, nhiều lần tha thứ cho sự phản bội của bà … Hôsê đã sống đức Tin, không phải trên đỉnh núi cao uy nghiêm và thánh thiện, nhưng là sống đức Tin trên giường ngủ của đời sống vợ chồng.

Kết

Đức Tin trong đời thường không phải chỉ là một phần nhỏ trong đời sống người tín hữu, nhưng là nét căn bản của đức Tin Kitô giáo. Đức Tin Kitô giáo thiết yếu là sống đức tin trong dòng lịch sử và biến lịch sử đời mình thành lịch sử ơn cứu độ.
Cũng chính đức Tin ấy phải được thể hiện trong những giá trị nhân bản Kitô giáo của đời thường, nghĩa là nhận ra nét đẹp của giá trị nhân văn trong chân trời của đức Tin. Bởi vì chính niền tin vào Chúa mở ra chân trời tâm linh cho con người có thể tín nhiệm lẫn nhau, chơi với nhau trong sự tôn trọng phẩm giá người.
Nguyễn Trọng Viễn O.P.

TÍN LÀ UY TÍN!

Câu chuyện "Chữ tín người cầm bút"
Một lần tôi về một vùng quê trung du Phú Thọ để viết bài về văn hóa theo yêu cầu của tòa soạn. Tôi đến gặp một lão nghệ nhân vì được bà con ở đó cho biết cụ còn lưu giữ rất nhiều tư liệu quý về chuyện cười dân gian. Cứ tưởng việc khai thác thông tin gặp nhiều suôn sẻ, nhưng gặp tôi cụ chối đây đẩy, không muốn tiếp. Thuyết phục mãi cụ mới đồng ý nhưng “cảnh giác” hỏi tôi tên gì, làm ở báo nào, có địa chỉ liên lạc cụ thể không. Tôi đành phải ghi lại đầy đủ những thông tin về mình thì mới được cụ đồng ý trao đổi.

Khi câu chuyện đã trở nên cởi mởi hơn, cụ mới cho biết lý do vì sao phải “dè dặt” với nhà báo. Cụ bảo: Trước đây có nhiều phóng viên, nhà báo đến gặp cụ, nài nỉ xin cụ cho mượn tài liệu và hứa sẽ gửi trả sau khi sử dụng xong. Nhưng rồi tất cả đều “lặn” mất tăm. Địa chỉ cũng không để lại một dòng, làm cụ đợi hết ngày này qua tháng khác. “Nhà báo gì mà nói không giữ chữ tín!”. Cụ nói thêm: “Mà đâu chỉ những báo nhỏ, cả những anh chị giới thiệu là đến từ những đài báo lớn cũng thế. Lúc đầu tôi yên tâm vì nghĩ là báo “lớn” thì chắc phải giữ chữ “tín” nên có bao nhiêu tài liệu quý đều cho mượn hết. Ai ngờ họ lại làm ăn tuỳ tiện thế. Bây giờ thì chả tin anh nào nữa!”. Và như để chứng minh cho cái sự mất lòng tin vào cánh nhà báo, cụ bảo tôi để lại địa chỉ rồi mới cho mượn tài liệu đi photo.

Câu chuyện thứ hai cũng thuộc phạm trù chữ “tín” là lần tôi đi viết bài về một vị anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, một cán bộ lão thành Cách mạng có rất nhiều công lớn trong 2 cuộc kháng chiến. Cũng giống như lão nghệ nhân nói trên, ông không muốn gặp nhà báo và cũng không muốn được đăng báo vì “chiến công của tôi thì có gì đâu mà viết”. Nhưng sau khi thuyết phục được ông, tôi mới vỡ lẽ lý do: Trước, đã có một phóng viên của một tờ báo lớn đến viết về ông. Sau buổi gặp gỡ, ông bảo cô phóng viên đó về nhà viết bài xong thì gửi photo bản thảo cho ông để ông sửa cho những chi tiết không chính xác, nếu có. Phóng viên đó hứa chắc như đinh đóng cột là “sẽ gửi”. Thế mà ông đợi mãi vẫn chẳng thấy đâu. Đến khi báo đăng lên thì ôi thôi… có rất nhiều chi tiết sai.

Ông bảo ông rất buồn vì có nhiều chỗ không đúng với sự thật cuộc đời hoạt động của ông. Đáng tiếc là một số bạn bè, đồng đội đọc được bài báo lại hiểu lầm, cho rằng ông thêm thắt, kể công vì thích được danh tiếng. Ông phải giải thích mãi. Ông còn bảo: Có những chuyện thuộc về cá nhân, ông chỉ kể riêng với cô nhà báo ngoài lề và nhắc nhở cô ấy đừng đưa vào bài. Thế mà…(ông thở dài), cô ấy vẫn cho in. Mà đã in những chuyện như thế rồi thì dù có đính chính cũng chả giải quyết được gì nữa.

Câu chuyện thứ ba là một lần tôi đi phỏng vấn một vị giám đốc. Khi gọi điện cho ông, ông đồng ý cho tôi gặp, nhưng nhấn mạnh “cô phải đến đúng giờ đấy nhé! Muộn 15 phút là tôi xin lỗi không gặp cô nữa đâu!”. Tất nhiên ông đã ra điều kiện như vậy thì tôi phải đến đúng giờ và trong buổi nói chuyện, tôi cũng đã được ông kể cho nghe câu chuyện về một đồng nghiệp đến trước mình. Rằng, anh phóng viên này hẹn sẽ đến phỏng vấn ông. Thế rồi anh ta để cho ông phải đợi cả buổi và không một lời thông báo lại, làm ông phải xếp lại bao công việc cần phải giải quyết.

Không biết có phải cái số mình luôn phải “giơ đầu chịu báng” vì sự “bội tín” của những đồng nghiệp trước mình hay không nhưng lần thứ tư tôi lại bị “nhắc khéo” trước về chữ tín khi đi viết bài về một nữ cựu chiến binh có nhiều thành tích trong chiến đấu. Bà bảo: “Cô viết gì về tôi cũng được nhưng đừng như anh nhà báo lần trước làm tôi thất vọng quá!”. Rồi bà kể rằng sau khi lấy thông tin xong, anh ấy hứa sẽ tặng cho bà một tờ báo. Nhưng hứa xong thì anh ấy “mất tích” luôn cùng với lời hứa. Bà bảo, bà cũng chẳng đòi hỏi gì ghê gớm quá mà chỉ muốn được chính phóng viên tặng cho một tờ báo có hai chữ “kính biếu” trang trọng để bà cất giữ làm kỉ niệm. Chứ còn mua thì đơn giản, bà chỉ cần chạy ra sạp báo là có ngay.

Có lẽ tôi không nên đánh giá hay bình luận gì thêm, vì dù sao từ ba câu chuyện nhỏ trên, bạn đọc cũng như đồng nghiệp cũng sẽ rút ra được bài học về chữ TÍN của người cầm bút. Chữ TÍN, với nhiều người có thể là một cái gì đó thật mơ hồ và đơn giản. Nhưng với người cầm bút, nếu không có đức tính ấy thì trước hết sẽ làm mất lòng tin nơi nhân vật của mình, những con người từ cuộc đời thực bước vào tác phẩm mà mình viết. Đáng buồn hơn, còn làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của những đồng nghiệp cùng ngành. Và nghiêm trọng hơn nữa, chính từ tác phẩm của người viết, sẽ ảnh hưởng đến cách nghĩ của một số lượng lớn độc giả - công chúng.

Ngày 21/6, lẽ ra không nên “nói xấu” nhà báo, nhưng tôi nghĩ dù sao cũng nên kể ra đây vì đó là sự thật, mà sự thật lại chính là kinh nghiệm. Vậy nên chăng, người cầm bút hãy luôn nghĩ đến chữ TÍN. Đó vừa là lương tâm nghề nghiệp, vừa là thể hiện thái độ tôn trọng nhân vật, độc giả của mình./.
***
Đợt rồi, tôi có đi Nha Trang, giờ khởi hành của xe lửa ghi trên vé là 22h00, mà mãi đến 22h30 mà xe lửa vẫn chưa đến 
Hành khách không nhận được một lời thông báo nào về việc mấy giờ xe lửa đến, và cũng không cáo lỗi gì về điều này. Vợ tôi nói việc hành khách phải đợi là điều hiển nhiên nên họ không cần phải thông báo, còn đợi đến bao giờ thì không ai biết.
Cách đây 2 năm tôi có một tiểu phẩu ở Bệnh Viện ĐHYD cũng vậy, trong lúc đang mổ cho tôi, tay bác sĩ có điện thoại và thản nhiên móc điện thoại ra nói chuyện 3, 4 phút trong lúc ca mổ đang dỡ dang, tôi thật sự khó chịu và lo sợ không dám nói!. Ý tôi muốn nói là Anh em chúng ta đang sống trong một xã hội của sự qua loa, làm cho xong, nói cho có, nơi mà chữ tín và lời hứa không hề được xem trọng là điều mà mọi người xem là hiển nhiên.
Thậm chí chúng ta cũng đã chứng kiến không ít người trong lúc trò chuyện cứ cường điệu mọi thứ, rồi nói những điều không có thành có như điều hiển nhiên để thể hiện, gây ấn tượng hoặc chứng tỏ bản thân với người khác. Có lẽ những người này không hiểu rằng những trái “bom” họ quăng ra không hề gây ấn tượng nào tốt cả, nó làm cho người nghe bị “ù tai” và không muốn nghe những gì họ nói, thậm chí hạ thấp giá trị của họ trong mắt người nghe và thể hiện một chuẩn mực thấp kém hay tiê qu chuẩn sống không ra gì.
Hôm trước tôi có ngồi trò chuyện với một anh bạn là Tuấn Anh – Giám Đốc công ty VietMark, anh nói các tour đoàn của VietMark đi tour, ăn ở khách sạn, không cần phải đặc cọc cũng như thanh toán tiền, lúc trả phòng chỉ cần anh gọi điện nói “Anh Tuấn Anh đây” thì chừng nào trả cũng được. Tôi thắc mắc mới hỏi, “sao Tuấn Anh ngon lành vậy?”. Tuấn Anh trả lời: “đó là tín chấp, cái chữ tín của mình có một giá trị rất lớn, nó là một tài sản khổng lồ mà ít người để ý đến và để có tài sản này mình phải xây dựng nó từng phút, từng giây mỗi ngày trong nhiều năm, nhưng có thể mất nó trong một phút. Chữ tín là cái khó xây dựng nhưng lại rất dễ mất. Tại sao, có người chỉ nói tên thôi là các ngân hàng xếp hàng xin cho mượn tiền trong khi người khác thì phải chạy ngược, chạy xuôi mới vay được một khoản tiền ít ỏi với lãi xuất “cắt cổ”, có người nói người khác nghe, có người nói chẳng ai muốn nghe. Đơn giản vì không ai muốn cho người không có chữ tín (credit) mượn bất kỳ điều gì cả, cũng như không ai muốn nghe một người giả dối nói cả.
Bây giờ là bạn, bạn đã bao giờ bị cho leo cây chưa? Ý tôi là trong khi bạn đang chờ đợi còn người hẹn bạn thì thng thả làm một điều gì đó, đương nhiên là không phải đến chỗ hẹn? Hoặc một ai đó mượn tiền bạn và hứa sẽ trả lại ngay ngày hôm sau, nhưng mãi một tháng trôi qua khi gặp lại bạn, họ chẳng nói, chẳng rằng cũng như chẳng đề cập gì đến số tiền họ nợ, thậm chí tỏ vẻ như thể họ chưa bao giờ mượn tiền bạn, họ làm điều này như một điều hiển nhiên vậy, lúc đó bạn cảm thấy như thế nào? Tức giận? cảm giác bị phản bội? bị xúc phạm? một cảm xúc thật tồi tệ chỉ muốn cắt đứt quan hệ với họ? hay tất cả. Mặc dù về sau có thể họ trả bạn số tiền đó.
Tôi gởi các bạn bài viết này là muốn mời bạn cùng tôi xây dựng một giá trị mới, thiết lập một chuẩn mực mới, một sự hiển nhiên mới cho bản thân đó là Chữ Tín. Điều chắc chắn không những làm cho chúng ta cảm thấy hài lòng hơn về cuộc sống, mà còn giúp chúng ta thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Tôi muốn mượn câu của Robin Shamar để bắt đầu cho chuyên đề hôm nay. “Chúng ta chỉ nói những cái mình có, và làm hơn những gì mình hứa, khi người khác nghe, những điều họ nghe là những thứ họ được”.
Bản chất của các mối quan hệ từ gia đình, bạn bè, bên ngoài xã hội và cả trong công việc, hợp tác làm ăn đều được xây dựng trên nền tảng của chữ Tín gồm sự chân thật và thực hiện những gì đã hứa. Nên 1 hợp tác, quan hệ thành công = (sự chân thật + lời hứa) + thực hiện
1. Sự chân thật
Tâm an thì tinh thần mới vui được, “chỉ nói những gì mình có” là liều thuốc hữu hiệu để điều trị cho mọi căn bệnh lo lắng, khi chúng ta không nói thật cũng có nghĩa chúng ta đang lo lắng người khác sẽ biết sự thật. Làm sao bạn có thể an tâm khi lúc nào cũng phập phồng lo sợ sự thật sẽ bị phơi bày? Còn nữa, bản chất của ngôn từ được sinh ra từ tâm trí của con người và được truyền từ người này sang người khác, hoặc thông qua sự hình dung và tưởng tượng của mỗi người sẽ làm nhân lên sức mạnh cho ngôn từ đó lên nhiều lần. Nên lời nói dối không giá trị có thể làm tổn hại đến chữ Tín của bạn rất nhiều lần qua sự chuyển hóa của ngôn từ, ngược lại khi nói thật bạn sẽ chắc chắn kinh ngạc khi nhận ra hình ảnh của mình trong mắt mọi người đã trở nên tốt đẹp và đáng trân trọng hơn nhiều lần trong một thời gian ngắn và củng cố mạnh mẽ niềm tin của người khác về bạn.
Và bạn cũng đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự thành thật bày tỏ vì thành thật nói lên những gì bạn muốn là bước đầu tiên để có được những thứ bạn cần và chắc chắn còn giúp bạn cảm thấy thanh thản hơn so với việc làm tổn hại đến sự trung thực của chính mình
Cuộc đời mỗi người, không có gì vui hơn khi có bên mình những người bạn thành thật và chân thành, sẵn lòng lắng nghe mình và nói cho mình những điều họ cảm nhận bằng tiếng nói của con tim. Chính những điều này làm cho bạn cảm thấy cuộc đời mình ấm áp hơn, ý nghĩa hơn và cũng hạnh phúc hơn” Toll Burkan
2. Thực hiện lời hứa
Bên A tin rằng bên B nói thật, tin rằng bên kia sẽ thực hiện lời hứa như đã cam kết trong lúc thỏa thuận trước khi ký kết hợp đồng, nhưng không phải lúc nào bên này cũng thành thật với bên kia và thực hiện được những gì đã hứa với bên kia, đây cũng là nguồn gốc của mọi xung đột dẫn đến kiện tụng vv... và phá vỡ các mối quan hệ lẽ ra rất tốt đẹp.
Vì thế, việc thiết lập cho mình một tiêu chuẩn “làm hơn những gì đã hứa” như một điều hiển nhiên. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng không những trong việc xây dựng chữ tín mà còn mang đến cho bạn một cuộc sống thanh thản vì khi bạn không giữ đúng lời hứa, bạn đã vô tình làm tổn thương người khác, làm cho người khác tức giận? cảm giác bị phản bội? như bạn đã cảm nhận ở trên. Những điều này sẽ đổ xuống đầu bạn không sớm thì muộn và chắc chắn bạn sẽ khó mà đi hết con đường đời của mình một cách bình an và suôn sẻ nếu liên tục thất hứa.
Khi bạn hẹn ai đó mà bạn đến trễ, hứa trả tiền ai đó mà chưa thể trả được, hứa làm một điều gì đó mà chưa làm được cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tự tạo cho mình một rắc rối. Nên càng sớm càng tốt ngay khi bạn biết mình không thể thực hiện được những gì đã hứa hãy ngay lập tức gọi điện để thông báo hoặc thỏa thuận lại chắc chắn bạn sẽ cứu vãn được tình thế. Vì bạn đã tôn trọng họ, mở lòng chia sẻ cùng họ, thành thật với họ, họ sẽ mở lòng cùng bạn, chia sẻ cùng bạn và trân trọng bạn mà cùng ngồi xuống để bàn bạc và tìm giải pháp
Một trong những thành công vĩ đại nhất trong kinh doanh của người Do Thái là luôn thực hiện những gì họ hứa. Hãy áp dụng qui tắc thành công này để thực hiện những gì mình đã hứa như là một điều hiển nhiên
Hẹn gặp lại bạn vào trong những bài viết sau, trong lúc này hãy cùng tôi và những đọc giả khác làm cho tuần này trở thành tuần tuyệt vời nhất bằng việc thiết lập một tiêu chuẩn mới để xây dựng chữ Tín cho bản thân. Chỉ nói những gì mình có và thực hiện những điều đã hứa như điều hiển nhiên để cuộc sống trở nên an vui hơn, ít khó khăn hơn, được tín nhiệm hơn cũng như thành công hơn.
Chúc bạn một tuần làm việc hăng say và hiệu quả
BS: Thx Mr. Tuấn Anh for sharing your success
Đinh Huy Hùng

Giảng Tĩnh Tâm DCCT

 

Suy niệm về đức Tin

1. Con người cần đươc cứu
2. Thái độ mở : khao khát - nghèo
3. Thái độ chấp nhận phiêu lưu : tin vào ai , tương quan ngã vị
4. Thái độ chấp nhận bản thân
5. Thái độ dám dấn thân, liên luỵ
6. Khao khát niềm vui hiệp thông
7. Thái độ yêu.

1.     Chữ tín với HS là...

09:11, 09/08/2008
Ai cũng phải giữ chữ Tín nhưng giữ chữ Tín như thế nào, mỗi người mỗi khác.
Tín là sự tin cậy lẫn nhau, la không thất hứa, là phải thực hiện đúng đúng cam kết. Chữ tín trước hết phải giữ chính mình. Người không giữ được Chữ tín với bản thân là kẻ bạc nhược, thiếu bản lĩnh, không bao giờ có nghiệp lớn. Nó không dám chịu trách nhiệm với mình thì cũng không hy vọng gì họ dám chịu trách nhiệm với người khác.
Cho nên chữ tín thường đi đến với danh dự, mà danh dự là sự bảo đảm cho sự nghiệp nếu đấy quả là sự nghiệp nếu đấy quả là sự nghiệp theo đúng nghĩa của nó. Vậy nên tuy không được đưa lên đầu trong Ngũ thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) những người xưa quan niệm thiếu chữ Tín chưa thể là kẻ quân tử ở đời.
Giờ đây đạo quân tử đã bị lãng quên, bị loại khỏi những chuẩn mực của đạo lý và lối sống. Nghĩa là chữ Tín cũng thay đổi, có thời ít người còn nhớ đến. Cho đến khi giông bão đi qua, người ta mới hiểu giông bão chỉ là nhất thời, những giá trị thật được đúc kết bằng xương máu cả nghìn đời vẫn bền vững qua những biến cải, như biển vẫn mãi là biển sau bão tố. Chữ Tín trở về thường trực trong tâm thức xã hội.
Ai cũng phải giữ chữ tín nhưng giữ chữ tín như thế nào, mỏi người mỗi khác.
Người có quyền chức phải giữ Tín với dân, trong đó có cấp dưới của mình. Biết bao triều đại suy tàn, mục nát bởi đã bội tín với lời thể thuở dựng cờ khởi nghĩa, mang gươm mở nước hoặc trong các cuộc hưng phế cung đình. Nguyễn Trãi nói: làm lật thuyền mới biết sức dân là nước. Đẩy thuyền qua sóng cả hay lật thuyền đều là dân.
Ngẫm như thế mới hay những kẻ thoái hóa biến chất tham nhũng, quan liêu, hà hiếp dân lành đều thuộc loại bội tín với ân nhân của mình. Những kẻ hống hách, độc tài trong công sở, tu sở, những kẻ bán đúng hạn hàng trong các doanh nghiệp cũng thuộc loại này.
Nhưng người bình thường, nói rộng hơn là mọi thành viên trong xã hội, cũng phải trọng chữ tín. Làm sao có thể có một người lãnh đạo tốt, một tổ chức xã hội lành mạnh nếu các thành viên không nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh, không tôn trọng lời hứa, lừa gạt cấp trên và lừa gạt nhau. Trên chiến trường hay trong cuộc sống, nguy hiểm nhất không phải là đối phương trước mặt, mà là những kẻ phản bội. Không phải vô cớ mà đạo lý Việt Nam coi lừa thầy phản bạn là một tội ác về đạo đức không thể tha thứ.
Chữ tín trong học sinh Chuyên Quảng bình theo bạn là gì? Là biết giữ lời hứa và thực hiện lời hứa đó với gia đình, bạn bè, thầy cô. Thực hiện tốt nội quy của lớp của trường, thực hiện đúng các cam kết đã ký từ  đầu năm về luật ATGT, Ma túy...ĐẶT CHO MÌNH MỘT MỤC TIÊU CỦA NĂM HỌC và tự thực hiện nó với tất cả quyết tâm của bản thân cuối cùng tự mình dánh giá xem bản thân đã làm được gì .
Đề cao chữ Tín nhưng xưa nay người ta lại chê cười kẻ ngu tín. Ngu tín là nhắm mắt mà tin, không kể gì đến lẽ phải. Ngu tín là một nhược điểm lớn của con người, nguồn gốc của biết bao bi kịch cá nhân và của cả nhũng giai đoạn lịch sử không ngắn. Ngu tín cũng là nguồn gốc của sự trì trệ, bảo thủ đến nỗi con người mới chỉ đến được trình độ phát triển ở mức này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top