MẦU NHIỆM NHẬP THỂ,
TÌNH YÊU TRAO TẶNG BẢN THÂN CỦA THIÊN CHÚA
Mầu nhiệm nhập thể là một sự kiện độc nhất vô nhị trong toàn
thể vũ trụ. Sự kiện độc nhất dĩ nhiên là một sáng kiến độc đáo của Thiên Chúa,
nhưng có lẽ không phải là một sáng kiến hoàn toàn “ngẫu hứng”. Chúng ta cũng có
thể khám phá ra nơi sự kiện ấy một thứ “logích” mà, xét theo một khía cạnh nào
đó, có thể nói như một hệ quả đương nhiên, hệ quả đương nhiên của tình yêu. Đó
là thứ lô-gích của kiểu yêu thương mang tính chất Thiên Chúa, mầu nhiệm nhập
thể thật ra vẫn là đường nét quen thuộc của tình yêu Thiên Chúa : tình yêu trao
tặng bản thân.
1. Trao đổi và trao tặng
1.1 Giới hạn của “trao đổi"
Xã hội con người kỳ diệu hơn đời sống của con vật ở sự trao
đổi. Trao đổi làm cho cuộc sống con người phong phú và phát triển. Mua bán đổi
chác được diễn ra trên nền tảng của một sự công bằng, và tính cách công bằng ấy
được thực hiện bằng cách “cân đong đo đếm” giá trị sản phẩm trao đổi của hai
bên. Để làm được điều ấy, người ta phải thiết lập ra một “hệ đo lường”. Con gà
và đồng tiền không có gì chung nhau, nhưng được quy đổi trong hệ thống giá trị
kinh tế xã hội để có thể trao đổi cho nhau trong các phiên chợ.
Giá trị của sự vật ấy, nói chung, được đánh giá theo một quy
luật khách quan mà thật ra, như K. Marx đã từng phân tích, luôn có một phần giá
trị thặng dư chứ không thể nào hoàn toàn công bằng được. Đôi khi giá trị thặng
dư trong cuộc trao đổi trở thành bất công một cách không thể chấp nhận được, đó
là sự bóc lột. Mặt khác, trong trao đổi, người trao đổi không hướng tới kẻ đối
tác với mình những hướng tới sự vật được trao đổi cho mình.
Tuy nhiên, cách phân tích của Marx có lẽ chưa đi đến được
hết ý nghĩa của sự bất công, và vì thế mà không thể hóa giải bất công.
1. Sự kỳ diệu của “trao tặng”
Có khi ta đi ăn tiệc tại nhà một người bạn và gặp một món ăn
không được ngon lắm. Nhưng khi đó, chủ nhà giới thiệu với ta : đây là “cây nhà
lá vườn”. Điều đơn giản ấy tức khắc làm cho món ăn không ngon lành đó trở thành
quí ; vì như thế là ta được tham dự vào
đời sống, được chia sẻ hành trình sống của gia chủ. Cũng thế, một món quà mọn,
được dâng tặng với cả tấm lòng thành, sẻ trở nên quí giá; và người nhận được
món quà ấy, nếu có đủ tấm lòng như một con người chân chính, sẽ đón nhận được
tính cách quí giá ấy trong niềm vui. Thật ra, trong mức độ sống của con người,
giá trị của một sự vật không hoàn toàn lệ thuộc vào giá trị tự thân của chính
sự vật ấy, nhưng còn do ý nghĩa mà con người ban tặng cho nó. Đó là cách thức
sống siêu việt của con người, nơi đó, người ta trao đổi tình nghĩa với nhau chứ
không phải phân chia để hưởng thụ sản phẩm; nơi đó, chính tấm lòng của con
người được gởi vào các sản phẩm là điều quan trọng hơn và đôi khi có thể làm
cho các sản phẩm ấy trở nên tuyệt đối. Một người chồng, trong khi cãi nhau với vợ và khi bà vợ giận dỗi
quăng chịếc áo khoác ra khung cửa sổ của tòa nhà cao tầng, anh ta đã lao ra cửa để chụp lại chiếc áo đến
nỗi suýt rơi xuống đất, Khi người ta hỏi tại sao lại mạo hiểm như thế vì một
cái áo, anh ta trả lời đó là chiếc áo của mẹ tặng cho. Chiếc áo ấy không phải
là cái áo quí giá do chất liệu, do kỹ thuật, do giá cả; nhưng do tấm lòng của
mẹ con hai người ấy với nhau.
Từ một sự mua bán - đổi chác đến sự trao tặng, có một sự
chuyển đổi quan trọng.
Trong trao tặng, sản phẩm được trao tặng không tách rời khỏi
người trao tặng để trở thành một sự vật trao đổi, nhưng sản phẩm là sự bộc lộ
chính tinh nghĩa của người tra tặng. Trong trao tặng, người trao tặng
không mà là một sự nối kết nhưng chính là một cách trao tặng chính bản
thân. Trao tặng không phải là trao đổi, nhưng là trao mà không có gì có thể đổi
lại được.
Giá trị của một sản phẩm được
1.2 Trao đổi khác với trao tặng
2. Một cộng đồng ngôi vị
2.1 Giao ước “móng nền” chứ không phải “kèo cột"
2. Sống với và cùng làm
Đời
sống Kitô giáo được hiểu một cách gồm tóm trong hai khía cạnh : sống với và cùng
làm.
ở với
Kết
Đã là mầu nhiệm thì con người chẳng có thể nào suy cho cùng
được. Nhưng mầu nhiệm cao vời lại không phải là một cách cửa đóng kín không cho
ai bước vào; mà ngược lại, mầu nhiệm đức tin Kitô giáo luôn là một mầu nhiệm
của mạc khải, nghĩa là một chân trời bao la, mời gọi, rộng mở để con người có
thể mặc sức tung hoành, khám phá mà không bao giờ có thể tát cạn được. Có thể
nói được mầu nhiệm là một sự phong phú tự bản chất, nghĩa là luôn sống và luôn
triển nở mà khi nào không còn phong phú và triển nở nữa thì mầu nhiệm cũng
không còn là mình nữa.
Như thế, một
tôn giáo đặt nền trên mầu nhiệm nhập thể cũng thừa hưởng tất cả những yếu tố
của một tình yêu trao tặng bản thân, và đó là một hành trình “mầu nhiệm”, nghĩa
là không bao giờ có thể hoàn tất nhưng luôn phong phú và mở ra mãi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.